Tổng quan Ba chú khỉ thông thái

Có giả thuyết, nguồn gốc của triết lý tam không nói trên có lẽ đã được một nhà sư Phật Giáo thuộc tông phái Thiên Thai (Tiantai Zong), Trung Quốc đề cập đến trong tác phẩm của ông ta, "Không thấy, không nghe và không nói" vào khoảng thế kỷ thứ VIII. Sau đó thì tư tưởng nầy được du nhập vào Nhật Bản với sự ra đời của hình tượng điêu khắc ba con khỉ. Ngày nay hình tượng bộ khỉ tam không xưa nhất là tác phẩm của nhà điêu khắc Hidari Jingoro (1594-1634) dược thấy thờ tại đền Toshogu ở Nikko, Nhật Bản. Theo ngôn ngữ Nhật Bản: Mizaru: tôi không nhìn điều xấu; Kikazaru: tôi không nghe điều xấu; Iwazaru: tôi không nói điều xấu.

Tại vùng Nikko cách Tokyo chừng 140 cây số về hướng Bắc, trong đền Toshogu còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ bằng gỗ rất nổi tiếng của nghệ nhân Hidari Jingoro (thế kỉ XVII), có tượng ba con Hình tượng ba con khỉ vừa là sáng tạo nghệ thuật, đồng thời vừa ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa của người Nhật. Tác phẩm được khắp thế giới biết đến là bộ điêu khắc “khỉ ba không” của nhóm Kōshin (庚申-Canh thân), một nhóm đạo bình dân mà giáo lý là một pha trộn giữa Lão giáoPhật giáo. Tác phẩm này gồm có ba con khỉ. Một con bịt tai, một con bịt miệng và một con bịt mắt.